Một trong những ưu điểm giúp sàn gỗ chiếm cảm tình của người sử dụng hiện nay là quy trình lắp đặt đơn giản và tiện lợi. Không mất nhiều công sức và thời gian như việc lát sàn gạch, người sử dụng có thể tự tay lót sàn gỗ công nghiệp nếu đã nắm được quy trình cơ bản. Tuy nhiên, việc lắp đặt sàn cũng có thể mắc một số lỗi nếu không để ý. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn khắc phục những lỗi thường gặp khi lót sàn gỗ công nghiệp.
Các lỗi thường gặp ở sàn gỗ công nghiệp :
Sàn gỗ tạo ra tiếng kêu rẹt rẹt khi di chuyển sau khi lát xong:
Lỗi này thường là do lưỡi cưa xẻ trong quá trình sản xuất sàn gỗ bị cùn hoặc trơ tạo ra, tuy nhiên lỗi này sẽ này sẽ tự mất đi sau một thời gian sử dụng và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến chất lượng của sàn gỗ cho nên quý khách hàng hoàn toàn chẳng cần quá lo lắng.
2. Sàn gỗ bị hở hèm khóa:
Lỗi này xảy ra nguyên nhân chủ yếu là do hèm khóa giữa hai miếng gỗ chưa được đóng vào hết trong quá trình lát sàn hay sàn gỗ bị co do nhiệt độ lên xuống đột ngột, lỗi này có thể được khắc phục đơn giản bằng cách tháo sàn gỗ ra ghép lại.
3. Sàn gỗ bị phồng :
Sàn gỗ nhà bạn tự dưng phồng cả sàn cho nên rất có thể thợ lát đã lát quá sát tường để độ hở rất it khi gặp thời tiết ẩm sàn gỗ nở ra và bị kịch tường gây nên hiện tượng phồng sàn, phương pháp giải quyết cũng rất đơn giản là tháo phần sàn bị phồng ra, cắt bớt phần sàn kích tường rồi lát lại .
Bên cạnh hiện tượng sàn gỗ bị phồng lên do bị kích tường thì còn có trường hợp sàn gỗ bị phồng lên do bị dính nước lâu ngày, với trường hợp này khách hàng chỉ cần để sàn gỗ khô ráo là sàn sẽ tự xẹp xuống, thời gian để sàn khô ráo hoàn toàn có khi chỉ mất 5 đến 10 ngày nhưng cũng có những trường hợp sàn gỗ bị ngâm nước lâu nên cần thời gian 20, 30 ngày thậm chí là 2 tháng để sàn gỗ khô hoàn toàn, với các trường hợp nặng hơn thì khách sẽ phải bắt buộc thay mới phần sàn gỗ bị thấm nước.
Nói tóm lại:
Độ bền và tính thẩm mỹ của sàn gỗ không chỉ phụ thuộc vào sàn gỗ loại tốt nhất hay không mà còn phụ thuộc vào quá trình thi công sàn cũng như cách sử dụng và giữ gìn của con người.
No Comments