Bất kì ai trong chúng ta cũng mong muốn căn hộ hay chỗ làm việc của mình được sử dụng những nguyên liệu có chất lượng, có độ bền cao. Để sau khi hoàn thành sẽ là một công trình hoàn hảo, sang trọng. Những yêu cầu này khiến chúng ta phải cân nhắc kĩ càng giữa việc lựa chọn các vật liệu cần thiết cho căn nhà.
Đối với sàn gỗ cũng vậy, chúng ta luôn phải nghiên cứu kĩ cấu trúc, phân tích chất lượng, màu sắc của loại nguyên liệu này xem chúng có đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cần thiết.
Để giúp các bạn có thêm kinh nghiệm và bớt đau đầu hơn trong vấn đề chọn lựa nguyên liệu bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức về cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp.
Về cơ bản sàn gỗ công nghiệp có 4 lớp cấu tạo:
- Lớp bề mặt trên cùng
Lớp bề mặt trên cùng có cấu tạo đặt biệt và ảnh hưởng mật thiết đến độ bền của sàn gỗ. Lớp này có tên gọi là Meamine, được tạo nên từ các vật liệu đặc biệt như: polyme, oxit nhôm. Nhờ có những thành phần đặc biệt này mà sàn gỗ không thấm nước, có khả năng chống trầy xước và không biến đổi màu sắc trong quá trình sử dụng.
Khi lớp bề mặt của sàn gỗ được đặt trên lớp phim vân gỗ, dựa vào hệ thống máy móc nhà sản xuất có thể tùy ý tạo thành bề mặt vân bóng, vân sần các kiểu khác nhau.
- Lớp thứ phim vân gỗ
Lớp phim vân gỗ nằm kế bên dưới lớp bề mặt. Lớp này tạo thẩm mỹ cho sàn nhà.
Ngày nay, khi mà công nghệ sản xuất sàn gỗ công nghiệp nâng cao, người ta đã tạo ra vô số những loại vân gỗ khác nhau giống hết các loại vân gỗ quý trong tự nhiên. Nhưng vân gỗ này có độ giống với vân gỗ thật nên đến 99%.
Lớp phim giấy vân gỗ của sàn gỗ công nghiệp được sản xuất chuyên biệt tại một số nhà máy riêng, nhưng nơi được đầu tư máy móc kĩ thuật cao, có khả năng sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn.
- Lớp ván gỗ HDF
Trong sàn gỗ công nghiệp đây là lớp cấu tạo chính. Lớp này có thành phần từ bột gỗ tự nhiên và một số phụ gia khác như keo kết dính, bột đá,… Độ bền của sàn gỗ phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào lớp này và lớp bề mặt.
Lớp ván gỗ HDF tốt hay không phụ thuộc vào tỷ trọng ép, mật độ gỗ cao hay thấp. Để tạo ra được lớp ván gỗ HDF này nhà sản xuất sử dụng các loại cây gỗ tự nhiên có thể là gỗ rừng trồng chuyên biệt hoặc gỗ tận dùng. Sau khi qua sơ chế ở các công đoạn luộc, sấy gỗ se được nghiền nhỏ thành bột mịn. Bổ sung thêm các phụ gia sau đó ép lại thành một tấm ván gỗ HDF khổ lớn xuất sang các nhà máy sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp.
Lớp ván gỗ HDF cần được ép chắt để sàn gỗ không bị thấm nước và có độ bền cao.
Lớp ván gỗ HDF cần được ép chắt để sàn gỗ không bị thấm nước và có độ bền cao.
- Lớp đế
Lớp đế được ép liền khối vào lớp ván gỗ HDF. Lớp này thường được làm từ vật liệu polyme tổng hợp, mỏng và có tác dụng chống ẩm từ dưới, ổn định sàn gỗ.
Trên đây là những điểm cơ bản về cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp. Sàn gỗ công nghiệp có bền đẹp hay không cần phải phụ thuộc vào chất lượng gỗ nguyên liệu được sử dụng. kỹ thuật sản xuất….
No Comments